0Giỏ hàng Khiếu nại 028.39505060 Hotline bán hàng 1900 2628 Tư vấn kỹ thuật 1900 2638
Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn sửa chữa bếp từ

12,123

Vì nhiều lý do khác nhau mà sau một khoảng thời gian sử dụng bếp từ có thể gặp vấn đề về lỗi kỹ thuật hoặc vô tình bị tác động khiến cho bếp không hoạt động bình thường được. Việc nhanh chóng khắc phục là một điều cần thiết để trả lại không gian sinh hoạt ăn uống cho gia đình bạn. Do đó, hãy cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để phát hiện ra lỗi và sửa chữa bếp từ của bạn ngay nhé.  

Các lỗi phổ biến ở bếp từ và cách sửa chữa hiệu quả

1. Sửa bếp từ không nóng và không vào điện

Đây có thể xem là một trong những lý do điển hình cho thấy bếp từ nhà bạn đang gặp phải vấn đề kỹ thuật. Khi đang đun nấu mà bạn phát hiện nồi đặt trên bếp không thấy sôi, mặc dù quạt gió bếp vẫn chạy và đèn các phím chức năng vẫn sáng thì có thể xảy ra một trong những trường hợp dưới đây: 

Điện áp không ổn định

Cơ chế hoạt động của bếp từ chỉ sử dụng điện là chính. Nếu mặt bếp từ không nóng có thể do điện áp thấp hoặc không ổn định để cung cấp năng lượng cho bếp hoạt động. Cách khắc phục là nên kiểm tra xem hiệu suất nguồn điện của gia đình bạn có phù hợp với bếp từ hay không. Đây là nguyên nhân có cơ sở khi mà nhiều thiết bị bếp từ nhập khẩu hoặc bếp từ xách tay có nguồn điện quá cao, không phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam.

 Điện áp không ổn định là nguyên nhân khiến bếp từ không tạo ra đủ nhiệt để làm chín thức ăn.

Hỏng tụ điện lọc nguồn 5uF 

Qua một thời gian sử dụng, một số linh kiện trong bếp từ có thể xuất hiện tình trạng hỏng hóc, trong đó có tụ điện lọc nguồn 5uF. Nếu linh kiện này gặp trục trặc, bề từ vẫn chạy nhưng không nóng do khả năng điện dung của tụ điện giảm, năng lượng điện thấp dẫn đến nhiệt lượng sản sinh ra cực thấp hoặc không có nhiệt được sinh ra nên bếp từ không nóng và không vào điện. Cách tốt nhất là nên bảo dưỡng và thay thế định kỳ tụ lọc điện khi có dấu hiệu tụ điện yếu. 

 Bề từ vẫn chạy nhưng không nóng có thể do hỏng tụ điện lọc nguồn 5uF.

Hỏng sò công suất IGBT

Một lý do khác khi bếp từ của bạn vẫn chạy nhưng không nóng lên là do sò công suất IGBT bị hư. Đây cũng có thể được xem là một linh kiện quan trọng, vì bộ phận này bị hỏng sẽ làm cháy cầu chì hoặc nhảy aptomat (cầu dao tự động) khi kết nối bếp từ với nguồn điện. 

Trường hợp nhẹ khi IGBT bị chết ở dạng đứt mạch (đứt CE), bếp từ vẫn sẽ sáng, quạt làm mát vẫn hoạt động nhưng không làm nóng dụng cụ nấu. Đây là linh kiện rất quan trọng trong bếp từ, chính vì thế mà bạn cần thay thế khi đứt CE.

Hỏng sò công suất IGBT là một trong những lỗi thường gặp ở bếp từ.

2. Sửa bếp từ bị mất nguồn điện

Nếu như bạn không gặp phải trường hợp trên, thì việc bếp từ mất nguồn điện cũng là một lỗi phổ biến thường thấy. Đối với vấn đề này, bạn cũng nên kiểm tra tụ điện lọc nguồn 5uF và sò công suất IGBT trước xem có bị hỏng không. Như đã đề cập ở trên, đây là hai linh kiện quan trọng liên quan tới việc cung cấp nguồn điện cho bếp từ hoạt động. Nếu vẫn hoạt động bình thường thì có thể việc mất nguồn là do một trong những nguyên nhân dưới đây và cần tiến hành kiểm tra.  

Kiểm tra cầu chì của bếp từ

Bếp từ sẽ không lên điện khi cầu chì nổ hoặc bị đứt. Nếu cầu chì của bếp nhà bạn không đứt hoặc nổ. Bạn cần kiểm tra và xác định xem bếp từ chạy biến áp xung hay nguồn điện là biến áp thường. Do dòng bếp từ chạy nguồn điện trước là biến áp thông thường nên bạn cần kiểm tra trở kháng bên sơ cấp có tốt không. Nếu máy biến áp bị lỗi, trở kháng sẽ không hoạt động.

Bếp từ không lên điện có thể do cầu chì nổ hoặc bị đứt.

Kiểm tra IC điện bếp từ

IC nguồn là nguồn cung cấp năng lượng cho bếp điện từ hoạt động, cũng quan trọng như IC xe máy và các loại IC thiết bị khác. Nếu IC VIP22A của bếp từ bị lỗi sẽ ngắt nguồn các linh kiện liên quan. Khi khởi động, bếp không bật vì không có dòng điện chạy qua.

Nên định kỳ kiểm tra IC điện bếp từ thường xuyên.

 Nên định kỳ kiểm tra IC điện bếp từ thường xuyên.

3. Cảm ứng của bếp từ không hoạt động

Nếu đang đun nấu và bạn chuẩn bị tăng công suất hoặc đổi chế độ nấu thì đột ngột bàn phím không điều khiển được. Vấn đề này có thể nằm ở tính năng cảm ứng của bảng điều khiển, hãy cùng tìm hiểu lý do khiến bàn phím của bạn bị cứng đơ dưới đây nhé.

Bật khóa trẻ em

Do gia đình có trẻ nhỏ nên bạn thường bật chế độ khóa trẻ em sau mỗi lần nấu xong hoặc khi bạn vắng nhà. Trong lần nấu kế tiếp mà bạn quên mở khóa chế độ này thì mọi phím cảm ứng đều bị khóa lại vô tình dẫn đến việc chiếc bếp từ của bạn không điều khiển được. Cách xử lý vấn đề này chỉ cần bạn kiểm tra lại xem có bật khóa trẻ em không. Nếu có hãy nhấn giữ phím khóa 1 lúc khoảng từ 3 đến 5 giây để tắt chế độ này. Khi không có nút nào, giữ biểu tượng P (hoặc L) trong 3 giây để tắt khóa trẻ em.

Cảm ứng của bếp từ không hoạt động có thể do quên tắt chế độ khóa trẻ em.

Tay ướt

Nhiều lúc khi bạn vừa đun nấu vừa rửa rau có thể khiến cho bảng điều khiển cảm ứng giảm đi độ nhạy. Do đó, bạn cần lau khô tay và mặt bếp, tránh để khu vực điều khiển dính nước. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên sử dụng 1 ngón tay, hạn chế bấm nhiều phím cùng lúc, sử dụng xong chức năng này mới qua chức năng khác.

Thức ăn bị tràn trên mặt điều khiển

Thực phẩm bạn vô tình làm đổ lên bảng điều khiển sẽ đè lên nhiều phím cùng lúc, gây ra tình trạng cứng đơ và không nhận diện được chức năng người dùng muốn. Do đó, bạn chỉ cần vệ sinh sạch với dụng cụ chuyên dụng là có thể dùng được.

Thức ăn bị tràn trên bảng điều khiển có thể khiến cảm ứng bếp từ không hoạt động.

Sự cố về nguồn điện

Nếu bảng điều khiển trên bếp từ không thể nhấn nút Power và không có điện, thì tốt nhất nên kiểm tra nguồn điện, nguyên nhân có thể do sự cố quá tải khiến cầu chì bị nổ hoặc mạch điện bị ngắt. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể gọi chuyên gia đến để tiến hành sửa chữa cho an toàn. 

Cảm ứng bếp từ bị cứng đơ có thể do mất nguồn điện.

Bếp từ bị chập mạch, hỏng hóc

Nếu tất cả những cách trên không khắc phục được tình trạng của bạn, thì rất có thể bếp từ đã bị chập mạch, hỏng hóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Bếp từ không được sử dụng thường xuyên dẫn đến bị ẩm, chập mạch và hỏng hóc; Rút điện ngay khi vừa nấu ăn xong làm quạt tản nhiệt dừng hoàn động; Che mất không gian để luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt.

Bếp từ bị chập mạch, hỏng hóc khiến cảm ứng của bảng điều khiển không hoạt động.

4. Bếp từ tự ngắt và bếp từ đóng ngắt liên tục

Việc bếp từ xuất hiện tình trạng tự ngắt và đóng ngắt liên tục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng dễ bắt gặp nhất là bếp đã lên nguồn nhưng sau đó tắt đi, điều này có thể do hỏng các linh kiện bên trong, đặc biệt là con trở. Cách duy nhất là tháo bếp từ và tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người dùng cần có kiến thức chuyên môn nên tốt nhất cần gọi chuyên gia đến sửa. 

Nếu bếp bị quá nhiệt hoặc mặt bếp bị phủ bởi dụng cụ nấu ăn, khăn, vải hay chất lỏng như nước, dầu ăn, nước súp thì có thể gây ra tình trạng bếp tự ngắt điện khi đang sử dụng. Khi bếp quá nhiệt, chỉ cần tắt bếp để bếp nguội trong vài phút, sau đó bật lại và tiếp tục sử dụng như bình thường.

Nếu có chất lỏng dính trên bếp, hãy tắt bếp để bếp nguội rồi lấy khăn khô lau sạch. Không nên để những thứ như dụng cụ nấu, khăn, vải lên bếp, chỉ cần lấy ra là bếp sẽ hoạt động lại.

Máy có thể vận hành khoảng 30 giây rồi sau đó ngắt điện, điều này do quạt tản nhiệt của bếp đã bị hỏng nên khi bếp hoạt động nhiệt lượng tỏa ra lớn mà không thể tản nhiệt. Để bảo vệ các thiết bị bên trong không bị hư hỏng, bếp sẽ tự ngắt điện an toàn. Cách tốt nhất là mang đến trung tâm bảo hành nếu còn thời hạn để thay quạt. 

Bếp từ đôi Junger NKD22+ có chức năng tự động ngắt điện.

5. Sửa bếp từ không nhận nồi

Nếu như lỗi xảy ra không nằm ở vấn đề kỹ thuật thì rất có thể là do dụng cụ nấu của bạn ảnh hưởng đến quá trình vận hành bình thường của bếp từ. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu nhé.

Do vị trí đặt nồi

Về cơ bản, bếp từ chỉ hoạt động bình thường khi phần đáy nồi không lệch so với vị trí của vùng nấu. Nếu lệch thì bếp sẽ không nhận được nồi và cảnh báo lỗi. 

 Đáy nồi lệch khỏi vị trí của vùng nấu có thể khiến bếp từ không nhận nồi.

Do nồi không thích hợp

Do đặc tính của bếp từ là rất kén nồi, nên bắt buộc phải chọn đúng loại nồi có chất liệu tương thích với bếp từ để có thể hoạt động. Ngoài ra, nếu nồi nấu có kích thước quá nhỏ hay quá loén so với đường kính vùng nấu cũng gây ra hiện tượng bếp không nhận nồi. Do đó, nên sử dụng dụng cụ nấu chuyên nghiệp cho bếp từ, kích thước phù hợp với bếp, tốt nhất là những nồi, chảo có đường kính trên 10 cm.

Nên chọn chất liệu và kích thước nồi tương thích với bếp từ.

Do đáy nồi bị biến dạng

Nếu như bạn sử dụng đúng loại nồi nhiễm từ và đã đặt vị trí nồi chuẩn xác mà bếp vẫn cảnh báo không nhận nồi thì bạn nên kiểm tra mặt đáy của nồi xem có bị biến dạng không. Nếu bị biến dạng bạn nên thay thế để tránh trường sử dụng lâu gây ảnh hưởng tới các cảm biến và bo mạch của bếp.

  Đáy nồi có thể đã bị biến dạng nên bếp từ không nhận nồi.

Như vậy qua bài viết này, bạn cũng đã có kiến thức về cách sửa chữa bếp từ. Thông thường, các dòng bếp từ nhập khẩu có chất lượng tốt thì sẽ ít xảy ra những hiện tượng lỗi này. Tuy nhiên, nhiều loại bếp từ không rõ nguồn gốc sẽ thường xảy ra các trường hợp này thường xuyên. 

Cần lưu ý là việc khắc phục các lỗi cần kiến thức chuyên môn nên được thực hiện bởi chuyên gia. Nếu thiết bị của bạn đang trong thời gian bảo hành, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ. Tự ý sửa chữa có thể gây hư hỏng thêm hoặc bị từ chối bảo hành, hãy cân nhắc trước khi thực hiện.

Bài viết này có giúp ích cho bạn không?

Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn

Tải app Dienmaycholon

Tải app theo dõi thông tin đơn hàng và hàng ngàn voucher giảm giá dành cho bạn.

banner-app
app_storeapp_store